Chuẩn bị đầy đủ lễ bốc bát hương cũng là hành động thể hiện tấm lòng thành kính, tôn trọng với thần linh và gia tiên. Vậy lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì và thực hiện như nào cho đúng? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể chuẩn bị chu đáo nhất nhé!
Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?
Khi thực hiện lễ bốc bát hương, gia chủ cần thực hiện các vật phẩm đồ cúng thậm chí là văn khấn cẩn thận và trang nghiêm nhất. Điều này còn giúp cho nghi thức được hiệu nghiệm.
Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị và nắm rõ trong nghi thức bốc bát hương mới hay bốc lại bát hương:
Đồ cúng bốc bát hương
Tuỳ vào từng điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng gia đình mà bạn sẽ sắm lễ bốc bát hương khác nhau. Dưới đây là gợi ý cho mâm lễ cho bàn thờ gia tiên mà bạn có tham khảo:
- Đồ mặn: 1 chiếc chân giò lợn luộc chín, 1 con gà lễ, 1 đĩa xôi trắng, 5 quả trứng gà sống, 1 nậm rượu trắng, 1 miếng thịt lớn vai sống khoảng 2 lạng (Những đồ sống sau khi đã làm xong lễ sẽ luộc chín luôn).
- Hoa quả: 3 chén nước, 3 lá trầu, 3 quả cau, 1 đĩa hoa quả hình tròn (chọn đặt lên bàn thờ số hoa quả lẻ), 9 bông hồng.
- Đồ lễ khác: 1 mâm cơm, 1 bát canh (không cho hành, tỏi), 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 gói thuốc lá, 1 gói chè, 1 đinh vàng mã, 1 bộ ngựa thần linh màu đỏ.
Đây là những đồ lễ cúng bốc bát hương cơ bản và khá đầy đủ. Điều quan trọng không phải là việc đồ lễ có to hay nhỏ mới thể hiện thành ý với gia chủ, mà còn là tấm lòng luôn hướng đến cội nguồn, giữ tâm hồn thanh tịnh, lòng thành kính.
Ngoài đồ lễ, thì dưới đây là những vật dụng quan trọng không thể thiếu trong nghi thức bốc bát hương:
- Bộ bát hương: Tùy vào từng nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi nơi mà bạn sẽ chọn mua chất liệu bát hương khác nhau như bát hương đồng hay bát hương sứ.
- Tro bát hương: Gia chủ nên lấy tro đốt từ trấu thóc hoặc trấu lúa nếp.
- Vật dụng để trong bát hương: Gia chủ có thể để thêm bộ cốt thất bảo (ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ, hổ phách, vàng, bạc), tờ dị hiệu. Những vật này không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính mà còn là giúp thu hút nhiều linh khí.
- Vật dụng khác: Rượu trắng, gừng (tẩy uế bát hương), giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, bột ngũ vị hương, trầm hương.
Lưu ý: Nếu gia chủ muốn tìm mua bộ bát hương đồng đẹp, giá tốt, chất lượng cao có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số hotline 0888688688 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chuẩn bị văn khấn bốc bát hương
Sau khi gia chủ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cho buổi lễ, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ và đọc văn khấn. Dưới đây là bài văn khấn bốc bát hương mà gia chủ có thể tham khảo:
Nam Mô A Di đà Phật! (Đọc 3 lần).
Chúng con xin lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười Phương.
Chúng con kính lạy chư vị Thần linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Chúng con lạy Tổ Tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh dòng họ………………..
Hôm nay là ngày…tháng…năm, dương lịch ngày….tháng…năm….
Gia chủ con là ………
Ngụ tại ….(nêu rõ địa chỉ HỘ KHẨU) cùng toàn thể gia quyến.
Tín chủ con thành tâm dâng hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và những đồ cúng dâng lên, bày trước án kính trình chư vị Thần Linh và hội đồng Gia tiên dòng họ…., hội đồng bà Cô ông Mãnh dòng họ,….
Nay chúng con xin phép được làm lễ bốc bát hương mới (bốc lại bát hương), chúng con kính xin các Ngài bề trên phù hộ độ trì cho gia đình con luôn được bình an, may mắn, tài lộc vượng tiến, công việc thuận lợi và hanh thông, đắc tài đắc lộc, gia đạo được hưng long, âm phù dương trợ.
Chúng con xin kính thỉnh Thành Hoàng Bản Thổ Thần Linh Thổ Địa chư vị tôn thần linh ưng về an vị tại nơi đây.
Con xin kính lạy hội đồng bà Cô ông Mãnh, dòng họ… linh ứng về an vị tại nơi đây, phù hộ độ trì cho chúng con toàn gia an lạc, được bình an, nhiều tài lộc, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần chúng con cúi xin hoan hỷ hải hà thủ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành của chúng con, thụ hưởng lễ vật và phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin tạ ơn Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh, gia tiên dòng họ,…. và hội đồng bà Cô ông Mãnh dòng họ…. cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ các Ngài, tổ tiên!
Chúng con có lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng và tiến tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di đà Phật! (đọc 3 lần).
Đây là bài văn khấn chi tiết bốc bát hương gia tiên được sử dụng nhiều nhất. Gia chủ có thể tham khảo và thực hiện trong nghi thức làm lễ bốc bát hương.
Ngoài việc chọn ai bốc bát hương là tốt nhất cũng rất quan trọng, điều này cũng ảnh hưởng đến phong thủy, cát khí của gia đình. Bạn có thể tự bốc bát hương hoặc nhờ thầy cúng làm lễ bốc bát hương.
Hướng dẫn cách thực hiện bốc bát hương
Để giúp cho việc cúng bốc bát hương được diễn ra thuận lợi và đạt được sự linh thiêng, trước hết gia chủ cần phải rửa sạch tay với nước gừng pha với rượu trắng, đảm bảo bốc bát hương được sạch sẽ. Sau đó gia chủ mới tiến hành các nghi thức khác:
- Bước 1: Sau khi đã tẩy uế bát hương, gia chủ sẽ lau khô bát hương và tiến hành rải thất bảo cốt bát hương xuống dưới đáy bát hương.
- Bước 2: Đặt bộ dị hiệu vào trong đáy bát hương.
- Bước 3: Bốc từng nắm tro để vào bát hương đồng thời sẽ đếm theo vòng: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Gia chủ sẽ thực hiện nghi thức này cho đến nắm tro cuối cùng và dừng lại chữ Sinh.
- Bước 4: Gia chủ sẽ làm lễ bốc bát hương và đọc văn khấn khi thực hiện.
- Bước 5: Gia chủ sẽ đặt bát hương lên bàn thờ, bạn cần biết được cách đặt bát hương trên bàn thờ sao cho đúng để đảm bảo sự linh thiêng và tính trang nghiêm của bàn thờ.
Gia chủ vừa thực hiện nghi thức bốc bát hương vừa khấn, để gửi những mong muốn đối với gia tiên và các vị Thần linh. Sau khi đọc xong văn khấn gia chủ sẽ kết hợp với việc đọc thần chú Ngũ Bộ Thần gồm: Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mê Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum.
Khi đã thực hiện xong việc lễ bốc bát hương, gia chủ cần phải vệ sinh, lau chùi bát hương và bàn thờ sạch sẽ trước khi đặt lên bàn thờ. Cuối cùng gia chủ sẽ tiến hành đốt một nén hương trầm vào giữa bát hương để khói trầm tỏa vào không gian thờ cúng và tẩy uế cho bát hương, Khi trầm đã cháy hết gia chủ sẽ đặt bát hương lên bàn thờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến lễ bốc bát hương mà Đệ Nhất Đỉnh muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn biết những lễ vật cho việc bốc bát hương và đảm bảo quá trình bốc bát hương diễn ra thuận lợi. Nếu quý khách có gì thắc mắc liên quan đến đồ thờ đồng hay bát hương đồng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.