Văn khấn lập bàn thờ mới, 4 bước chuẩn bị lễ và nghi thức cúng

Văn khấn lập bàn thờ mới cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo đảm bảo tính phong thủy cho gia chủ để không làm ảnh hưởng đến năng lượng của gia đình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết đến các bạn nội dung bài văn khấn và nghi lễ thực hiện đầy đủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Chuẩn bị bài văn khấn lập bàn thờ mới cần thực hiện chỉnh chu
Văn khấn lập bàn thờ mới có thể do gia đình chuyển đến nhà mới hoặc thay bàn thờ mới

Văn khấn lập bàn thờ mới chuẩn nhất

Khi thực hiện lập bàn thờ mới gia chủ sẽ đọc văn khấn lập bàn thờ vọng và đọc văn khấn an vị bát hương. Tìm hiểu chi tiết bài văn khấn tại đây:

Văn khấn lập bàn thờ vọng

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy phương trời mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay ngày….tháng……năm……

Con tên là……tại địa chỉ……..(đọc đầy đủ địa chỉ hiện đang ở)

Nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), con cầu xin……., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ thay bát hương mới, kính xin các cụ phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc đều được hanh thông.

Con xin kính lạy các bà cô tổ, ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu……..

Lưu ý: Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương xin hạ lễ. Lúc hương cháy hết, gia đình sẽ xin hạ lễ và đem thịt, trứng sống luộc chín.

Sau khi cúng xin thay bàn thờ mới được hoàn tất, gia chủ sẽ tiến hành các thủ tục bốc bát hương và thay bàn thờ mới. Bàn thờ cũ và bát hương (nếu thay bát hương cũ) không được tùy ý bỏ đi mà cần phải được xử lý theo đúng quy trình đảm bảo sự trang nghiêm và tránh làm ảnh hưởng đến vận khí gia đình.

Văn khấn lập bàn thờ mới được thực hiện khi chuyển đến nhà mới hoặc thay bát hương mới
Văn khấn lập bàn thờ mới được thực hiện bởi 2 nghi thức bàn thờ vọng và an vị bát hương

Văn khấn an vị bát hương

Tín chủ con …….đã chuyển bàn thờ tới nơi…….từ ngày……tháng…..năm…….Kính cáo với chư vị Thổ địa – Thần tài, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên bàn thờ ở cùng chủ hộ độ trì cho sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
Nếu gia chủ có thời gian, trong lúc an vị bát hương và đọc Chú đại bi sau 3 lần (nếu gia chủ có thời gian thì có thể đọc thêm kinh Dược Sư cầu an).

Lưu ý: Sau khi mới lập bàn thờ gia đình sẽ thắp hương liên tục trong 7 ngày (gia đình có thể lắp hương vòng hoặc để 1 đèn đỏ sáng liên tục), hằng ngày gia chủ có thể thắp hương vào buổi sáng và để 1 chén nước cùng 1 lọ hoa. Bên cạnh đó sau 100 ngày bốc bát hương mới, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ và đọc văn khấn lễ tạ bát hương thờ công 100 ngày.

Hướng dẫn 4 bước lập bàn thờ mới

Việc lập bàn thờ mới là việc làm vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến vận khí gia đình, vì thế gia chủ cần thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo. Dưới đây là 4 bước khi lập bàn thờ mới mà gia chủ cần biết:

Bước 1: Chọn ngày lập bàn thờ mới

Việc xem ngày và giờ trước khi chuyển bàn thờ rất quan trọng, gia chủ cần xem ngày và giờ cụ thể tốt để làm lễ và thỉnh các ngài về. Gia chủ thường chọn ngày đẹp theo lịch vạn niên hoặc nhờ thầy xem hộ. Ngày đẹp sẽ chọn phù hợp với tuổi, hợp mệnh với gia chủ, không phải là ngày sát sư.

Thông thường những ngày lập bàn thờ mới thường gia chủ sẽ chọn khoảng thời gian đầu tháng và muộn nhất trước ngày rằm giữa tháng. Tuyệt đối, gia chủ không được chuyển hay lập bàn thờ mới gia chủ không được chọn ngày vào năm hạn, năm tuổi hay là năm phạm hạn “tam tai” của gia chủ.

Lựa chọn ngày phù hợp với tuổi của gia chủ tránh ảnh hưởng đến vận khí gia đình
Khi lập bàn thờ mới gia chủ cần lựa chọn ngày tốt phù hợp với tuổi và mệnh gia chủ

Bước 2: Chọn vị trí đặt bàn thờ mới

Gia chủ không được tùy ý đặt vị trí bàn thờ theo sở thích, cần xem vị trí phù hợp để tránh đặt vị trí phạm phải những điều cấm kỵ đem lại rủi ro cho gia đình.

Bạn sẽ chọn những vị trí bàn thờ phù hợp và đặt tại những không gian trang trọng, nếu như gia đình có không gian lớn, có thể để 1 phòng riêng làm phòng thờ. Nếu như gia đình không có phòng thờ riêng có thể đặt bàn thờ ở phòng khách.

Bước 3: Hướng nhìn bàn thờ

Hướng nhìn của bàn thờ cũng rất quan trọng, gia chủ có thể xác định theo tuổi, hợp phong thủy, điều này bạn có thể nhờ thầy phong thủy xem hướng bàn thờ để vừa đảm bảo mang lại vận khí tốt cho gia chủ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho gia đình.

Gia chủ có thể tham khảo và đặt bàn thờ theo hướng tây của ngôi nhà, hướng Tây có thể được xem là vị trí hướng dương và bàn thờ mang tính âm, đặt theo hướng dương sẽ đem lại sự cân bằng âm dương.

Bước 4: Bốc bát hương và nhập trạch

Chuẩn bị bát hương đồng mới hoàn toàn và các đồ lễ cúng để làm lễ bốc bát hương lên bàn thờ mới. Sau đó, gia chủ có thể đặt bàn thờ và làm lễ luôn. Tùy vào từng không gian của bàn thờ mà gia chủ có thể đặt bàn thờ từ 1-3 bát hương. Đối với những gia đình chỉ thờ thổ công, gia chủ có thể thờ 1 bát hương, với những gia đình thờ thờ thổ công, bà cô ông mãnh, gia chủ thờ 3 bát hương.

Một số đồ lễ ngoài bát hương gia đình sẽ chuẩn bị các vật cúng như:

  • Hoa tươi
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Một số vật lễ như thịt luộc, gà luộc, trứng luộc
  • Xôi trắng
  • Đĩa muối
  • Vàng mã
  • Rượu trắng và nước lọc
  • Trầu cau

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bài văn khấn lập bàn thờ mới giúp cho buổi lễ được diễn ra thuận lợi và thể hiện được lòng thành kính của gia đình đối với các gia tiên. Đặt tâm vào buổi lễ, gia tiên có thể chứng giám được lòng thành và phù hộ độ trì cho cháu, giúp mọi chuyện mong muốn đều có thể đạt được.

Khi lập bàn thờ mới, ngoài bát hương để không gian thờ cúng có thêm trang nghiêm và thu hút nhiều may mắn gia chủ có thể thờ thêm bộ đỉnh đồng, giúp không gian thờ cúng thêm nổi bật và trấn áp tà khí, thu hút năng lượng tốt.

Chuẩn bị đồ lễ đầy đủ giúp thể hiện được lòng thành với gia tiên
Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng và bàn thờ mới chu đáo để thể hiện sự thành tâm của gia chủ

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến văn khấn lập bàn thờ mới và các nghi thức lập bàn thờ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu được nghi thức lập bàn thờ mới để đem lại nhiều năng lượng tốt cho gia đình, giúp mọi điều thuận lợi, công việc phát triển, thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *