Bát hương bốc cháy là điềm tốt hay xấu? Con số tương ứng

Hiện tượng bát hương cháy được coi là điềm báo của các bậc bề trên, tùy vào hiện tượng cháy của bát hương mà có thể điềm lành hay điềm dữ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí chi tiết câu trả lời đến các bạn và cách hóa giải sao cho đúng. Tìm câu trả lời chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Bát hương bị cháy có thể là điềm báo xấu hoặc tốt
Hiện tượng bát hương bị cháy có thể là điềm báo xấu hoặc điềm báo tốt với gia chủ

Bát hương cháy báo hiệu điềm gì?

Bát hương là vật thờ linh thiêng và quan trọng trên mỗi bàn thờ người Việt. Hiện tượng bát hương cháy có thể là điềm tốt hoặc điềm xấu với những trường hợp sau:

  • Điềm báo tốt: Nếu bát hương cháy âm ỉ hay bốc cháy từ trên xuống (Hóa dương) được xem là điểm may mắn. Nếu điều này xảy ra trong lúc thờ cúng thì gia chủ cũng không cần lo. Hiện tượng hóa dương mang ý nghĩa với những việc cầu xin của con cháu sẽ đạt được như ý và nhận được nhiều may mắn, phúc báo thay đổi theo hướng tốt.
  • Điềm báo xấu: Với trường hợp bộ bát hương thờ cháy âm ỉ từ dưới lên được xem là điềm báo xấu (Hóa âm). Hiện tượng này mang ý nghĩa Thần linh, gia tiên đang phật ý. Việc thờ cúng của gia chủ chưa được chu đáo, khiến phần âm, mồ mả bị động và có thể là việc xin khấn không được các cụ đồng ý hay không nên thực hiện.
Bát hương bị cháy có nhiều nguyên nhân
Bát hương cháy từ trên xuống là hiện tượng hóa dương và điềm báo tốt mang lại may mắn

Nguyên nhân bát hương bị cháy là gì?

Bát hương cháy không chỉ là điềm báo từ cõi âm mà có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhan khách quan khác như không tỉa chân nhang, thời tiết, thắp hương nhiều lần trong ngày,… Dưới đây là những nguyên nhân xuất hiện tình trạng bát hương bốc cháy:

  • Lượng tàn nhang tích tụ quá nhiều: Lâu ngày không được xử lý, dọn dẹp thì tình trạng bị bốc cháy cũng khiến cho việc bát hương dễ bị cháy. Thường các gia đình chỉ thực hiện nghi thức tỉa chân nhang hay bốc bát hương vào những ngày cuối năm. Thường xuyên thắp hương thì lượng chân hương càng cao và dễ bốc cháy hơn.
  • Sử dụng nhang kém chất lượng: Một số loại nhang rẻ tiền, kém chất lượng sẽ được làm từ các nguyên liệu dễ bắt lửa và cháy nhanh hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến việc cháy lan nhanh từ que nhang này sang các vật phẩm khác trong bát hương.
  • Thắp hương nhiều lần trong ngày: Điều này có thể làm tăng nhiệt độ bát hương và gia tăng khả năng bát hương bị cháy hơn.
  • Khoảng cách các bát hương sai cách: Cách đặt 3 bát hương trên bàn thờ hay 5 bát hương nếu đặt quá gần khiến cho các tàn nhang chưa cháy hết dễ bắt lửa cũng là nguyên nhân khiến bát hương bị cháy.
  • Đặt tại hướng gió: Dù ngọn lửa trên bát hương cực kỳ nhỏ nhưng khi gặp phải gió lớn có thể khiến ngọn lửa to hơn và nhang được làm từ tre sẽ dễ bị bắt cháy hơn.
  • Thắp hương sai cách: Khi gia chủ thắp nén nhang nghiêng xuống phía bát hương làm cho lửa dễ tiếp xúc với chân nhang trong bát hương và gây ra hiện tượng cháy bát hương.
  • Đặt cạnh vật thờ cúng dễ cháy: Bát hương được đặt cạnh các vật liệu dễ cháy như giấy tiền, tơ hồng hay những vật thờ trang trí bằng vải dễ bắt lửa cũng có thể gây ra tình trạng cháy bát hương.
  • Điềm báo người âm: Bát hương có thể tự dưng bốc cháy bởi những điềm báo của người âm. Nếu bát hương cháy từ trên xuống dưới có thể là hoá dương (điều may mắn), trường hợp cháy âm ỉ từ dưới lên trên gọi là hóa âm (điềm xấu).
Cách xử lý khi bát hương bị cháy
Bát hương bị cháy có thể do không vệ sinh thường xuyên, thắp hương quá nhiều lần,….

Bên cạnh đó việc lựa chọn chất liệu bát hương như nào để hạn chế tình trạng cháy bát hương cũng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn bát hương đồng hay bát hương bằng sứ để hạn chế tình trạng cháy và tránh gặp tình trạng không may có thể xảy ra.

Cách xử lý khi bát hương bị cháy

Bát hương bị cháy, gia chủ cần bình tĩnh và cẩn thận xử lý để đảm bảo an toàn và giữ gìn được sự linh thiêng:

Bước 1: Dập tắt lửa ngay lập tức

Dù lửa to hay nhỏ, điềm lành hay điềm xấu gia chủ cũng cần nhanh chóng dập lửa ngay bằng khăn ẩm hoặc bình chữa cháy nhỏ. Tránh ngọn lửa lây sang xung quanh bàn thờ.

Bước 2: Vệ sinh bàn thờ sạch sẽ

Sau khi đã dập tắt ngọn lửa, cần vệ sinh, lau dọn bát hương và xung quanh bàn thờ sạch sẽ. Thay cốt bát hương tránh trường hợp cháy tiếp bởi chứa các tàn của lửa và tro, đem lại sự linh thiêng của bát hương.

Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân cháy bát hương

Nếu bát hương cháy từ tác động bên ngoài như gió thổi, chất lượng hương kém chất lượng,,… gia chủ cần cẩn thận hơn và sau mỗi lần thắp hương xong sẽ kiểm tra lại, tránh việc cháy bát hương tiếp.
Nếu bát hương tự bốc cháy do điềm báo của người âm thì gia chủ nên làm lễ cảm tạ hoặc sám hối với các bậc bề trên.

Sau khi bát hương bị cháy cần vệ sinh ạch sẽ
Sau khi dập bát hương tắt ngọn lửa, gia chủ cần lau dọn bát hương và vệ sinh sạch sẽ bàn thờ

Bước 4: Làm lễ sám hối và cảm tạ

Sau khi gia đình đã xử lý và tìm được nguyên nhân gia chủ sẽ cần làm lễ để báo cáo với thần linh. Nếu trường hợp bát hương cháy do hóa âm gia chủ nên làm lễ sám hối với mâm lễ số chẵn, trường hợp bát hương cháy do hóa dương gia chủ sẽ làm lễ cảm tạ với mâm lễ số lẻ. Những điều này thể hiện thành kính và sự tôn trọng với các vị thần linh.

Với trường hợp bát hương có vấn đề lớn như nứt bát hương hay bát hương bị đen, gia chủ nên làm lễ bốc bát hương để tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên và tránh ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

Bước 5: Đặt lại bát hương và các vật phẩm khác

Sau khi đã thực hiện xong các nghi thức, gia chủ sẽ đặt lại vật thờ ở vị trí cũ. Tuy nhiên, với trường hợp bát hương bị cháy quá nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng bát hương như bị nứt vỡ, ám màu,… Gia chủ nên làm lại bốc bát hương hoặc bốc bát hương mới.

Tiếp đó, gia chủ sẽ sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên sao cho chuẩn để đảm bảo tính phong thuỷ, sự gọn gàng, an toàn và tránh tự ý xê dịch.

Lưu ý: Tránh sự việc bát hương bị cháy xảy ra lần nữa, gia đình cần kiểm tra định kỳ, vệ sinh bát hương và không để tàn nhang tích tụ quá nhiều. Việc xử lý bát hương khi bị cháy cần được thực hiện một cách nghiêm túc và cẩn thận để duy trì sự linh thiêng của không gian thờ cúng và bảo vệ an toàn cho gia đình.

Cần thường xuyên tỉa chân nhang tránh bát hương bị cháy
Sau khi đã thực hiện xong việc làm lễ gia chủ cần bày trí bát hương trên bàn thờ đúng vị trí

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc bát hương cháy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ được ý nghĩa của cháy bát hương từ đó biết cách hóa giải sao cho đúng tránh ảnh hưởng đến yếu tố về sau. Nếu bạn có gì thắc mắc liên quan đến đồ thờ cúng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *